Nhà đón khách Cần Giờ


350 m²

Cần Giờ

2020

Khu bảo tồn sinh quyển Cần Giờ
Khu rừng Cần Giờ trải dài trên 75.740 ha, là nơi tụ hội của khoảng 150 loài thực vật phong phú đa dạng.
Gần thành phố Hồ Chí Minh (60 km), khu vực này còn được ví như là lá phổi xanh của thành phố với biển và rừng ngập mặn đặc trưng và vô vàn các loài sinh vật độc đáo, quý hiếm.
Một tòa nhà hình đôi cánh chim.
Nhà đón khách Cần Giờ được thiết kế giống như một đôi cánh chim sải rộng trên rừng ngập mặn Cần Giờ nằm ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh (không gian thiên nhiên đã được UNESCO phân loại là Khu bảo tồn sinh quyển quốc tế vào năm 2000).
Đôi cánh chim tạo thành hình chữ V mở ra khung cảnh mặt trời mọc tại phía chân trời.
Sàn nhà và sân được ốp cao lên bằng đá khoáng tự nhiên để nâng đế cao hơn so với mặt đất, tạo ra một tầm nhìn thoáng đãng, rõ nét về phía chân trời ngập mặn phía xa và hướng tầm nhìn ra hồ nước trong mát.
Dự án này nằm tại một khu du lịch và đông đúc dân cư.
Dự án được thiết kế như một không gian công cộng mở, được che chắn khỏi nắng khắc nghiệt và các cơn mưa giông đặc trưng nơi này bởi hai mái nhà thiết kế theo hình chữ V. Những mái nhà lớn này có chức năng như những khung tranh bao bọc toàn cảnh quan bên dưới.
Sự thiết kế cầu kỳ này đáp ứng hoàn hảo các chương chức năng mà chủ đầu tư mong muốn ngay từ ban đầu. Mục đích của dự án là tiếp đón khách thăm quan và trở thành một không gian tổ chức sự kiện đa chức năng: Họp hội nghị hội thảo, khu ẩm thực thời vụ được trang bị bếp chuyên dụng, nhà tiếp tân dành đón các nhóm du lịch đông người, tổ chức triển lãm theo mùa vụ.
Các chức năng chính bao gồm:
- Hai gian phòng ăn được trang bị máy lạnh.
- Một nhà bếp lớn với kho và phòng lạnh.
- Khu vệ sinh.
Không gian này bổ sung cho sự quy hoạch du lịch hiện tại bằng việc tạo ra một mô hình du lịch mới so với các mô hình khách sạn, khu nghỉ dưỡng với bể bơi, nhà ở và các biệt thự liền kề ở đây, tiếp đón du khách đi nghỉ ngơi vào những dịp cuối tuần ở ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh.
Dự án phải đủ khả năng chống chọi tốt với:
- Ánh nắng mặt trời cao độ làm trắng xóa mọi thứ xung quanh
- Mưa to và giông bão kéo đến từ biển Đông
- Các cơn gió khô
Màu sắc của dự án là màu cát đặc trưng của địa phương và màu của rễ cây ngập mặn.
Tòa nhà còn sử dụng màu xám nhạt trong màu phù sa để làm nổi bật thảm thực vật xanh bão hòa của rừng ngập mặn.


Chủ đầu tư
Công ty Phước Lộc

Nhóm thiết kế

DE-SO

Tổng đầu tư
nc

Dịch vụ
Hoàn thành

Nhiệm vụ

Mái nhà
Hai mái nhà kim loại ( hình thoi) như hai cánh chim sải rộng trên đầm tạo mái che chắn nắng cho cho khuôn viên ngoài trời.
Trần nhà được nâng đỡ bằng dầm khung kim loại, và bọc bên dưới bởi các tấm lưới kim loại đục lỗ (25%) xếp lớp lượn sóng thành nhiều lớp để lọc ánh sáng qua và che nắng. Vào ban đêm ánh sáng xen kẽ qua những tấm tôn lưới dập lỗ (25%) khiến cho trần nhà trở nên nổi bật hơn.
Đế sàn
Đế công trình được xây bằng đá ong, nâng cao mặt sàn toàn công trình và tạo ra một trật tự kiến trúc cố định giúp cho toà nhà bám trụ vững chắc trên khu vực đầm lầy nhiều cát, bùn.
Các đường ram dốc và bậc được thiết kế để dẫn lối lên khuôn viên chính.
Ngay giữa sân được trồng một cây xanh với các tầng tán lá xanh thanh tao (cây bàng Đài Loan) để tạo ra bóng râm và mang lại cảm giác mát mẻ.
Bốn tòa nhà (ngũ giác) và đế đều được làm bằng bê tông phủ đá ong xám.
Ngoài ra các viên đá ong có độ dày 10 cm được sử dụng để xây tường lỗ thông gió cho các gian nhà hàng kín có máy lạnh.
Vào ban đêm, các bức tường ô thông gió này giống như những chiếc đèn lồng ở Hội An phản chiếu màu sắc tụ hội trên các bức tường bên trong các căn phòng.
Một địa điểm đặc biệt
Gió biển rất mạnh tại Cần Giờ (gió giông) nên đã được tính toán đến trong kích thước của dầm console.
Vào mùa nóng không khí trở nên ngột ngạt, vì thế cần tạo ra bóng râm và sự mát mẻ.
Sự hiện diện của một hồ nước đầy đặn bên cạnh và việc nâng cao đế sàn đã giúp cho tòa nhà tận dụng được những cơn gió mát.
Sử dụng các bức tường đá lỗ thông gió thay vì tường đặc mang lại sự mát mẻ cho các căn phòng kín.

Đặc tính

Xây dựng
Việc xây dựng một tòa nhà trong khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt như vùng Cần Giờ là một thách thức về kỹ thuật và sinh thái, các gian nhà được xây dựng bằng vật liệu xuất xứ địa phương tại Việt Nam và chỉ sử dụng rất ít các vật liệu composite.
Cấu trúc xây dựng là sự kết hợp của nhiều thành phần nhỏ được lắp ráp lại với nhau.
Cần Giờ là một bán đảo có thể tiếp cận bằng phà, rất khó để vận chuyển vật liệu cồng kềnh bằng thuyền và việc giao hàng luôn bị giới hạn với số lượng nhỏ.
Vì vậy cấu trúc cần được thiết kế kiên cố, bền vững với thời gian và chịu được mưa lớn, chịu được nhiệt nóng bỏng khi mặt trời lên cao và khéo léo tận dụng những cơn gió tràn về từ phía biển Đông.
Khu vườn
Được sử dụng các vật liệu xây dựng nhám sần, chỉ phụ họa bằng các vật liệu trang trí tráng men bóng và các bình gốm đen, xanh xuất xứ từ Bình Dương để tăng độ phản chiếu. (Gợi nhớ đến hình ảnh các chum trữ nước lớn khu vực sông Mê Kông hay các chum trữ Nước Mắm). Một khu vườn trồng me bao bọc lấy dự án.
Dự án được thiết kế vào năm 2018 và bàn giao năm 2019.

VIDEO