Trường Đại học Văn Hiến – Tập đoàn Hùng Hậu


2.113 m²

D.7 HCMC

2021

Dự án thiết kế quy hoạch 1/500 và thiết kế mặt tiền của toà nhà hiệu bộ trường Đại học Văn Hiến tại TP. HCM (quận 7) bắt đầu triển khai vào tháng 4 năm 2020, dự kiến sẽ mở cửa vào mùa thu năm 2020.

Dự án này nhằm tạo ra một thiết kế mặt tiền mới cho trường Đại học bao gồm 8 tầng.

Đó là một mặt tiền tráng lệ, năng động và hiện đại thiết kế theo tiêu chuẩn các trường học Châu Âu, nằm trên một trục đường quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh, do đó được thiết kế sao cho tạo được điểm nhấn tại khu vực và thu hút mọi sự chú ý.

Được thiết kế với một hành lang bao quanh các phòng học của Đại học Văn Hiến.

Hệ thống lam nhỏ chạy dọc mặt tiền, kết nối hai tầng lại với nhau, khuếch đại chiều cao của công trình và đem lại sự sang trọng, hoành tráng cho bộ mặt của một trường Đại học tầm cỡ Quốc tế.

Điểm nhấn của mặt tiền này chính là một dải màu từ xanh lam đến xanh lục của lớp sơn nền phía sau, tạo ra hiệu ứng tươi tắn, trẻ trung và năng động của một không gian giáo dục hiện đại và tăng thêm chiều sâu của hệ thống lam mặt tiền.

Màu sắc mới mẻ và đặc biệt này lấy cảm hứng từ không gian của các ngôi nhà ở đồng bằng sông Cửu Long, hoà hợp yếu tố hiện đại của sự hoà nhập các tiêu chuẩn quốc tế và bản sắc rất riêng của khu vực.


Chủ đầu tư
Tập đoàn Hùng Hậu

Nhóm thiết kế

DE-SO Principal with ARDOR & RFR

Tổng đầu tư
nc

Dịch vụ
Full Architecture Design

Nhiệm vụ

Toà nhà nằm trong tổng thể dự án Trường Đại học Văn Hiến. Theo thiết kế cũ, toà nhà đã xây xong phần thô, tuy nhiên, phong cách kiến trúc tân cổ điển không phù hợp với bối cảnh dự án này. Do đó, đề bài đặt ra là cải tạo toàn bộ mặt tiền, mang lại một ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, kết nối giữa công trình hiện hữu và tổng thể Dự án trong tương lai.
Do toà nhà nằm ở vị trí trung tâm của khu đất, thu hút tầm nhìn từ trục đường chính nên đòi hỏi kiến trúc mặt tiền hấp dẫn, phong cách quốc tế.

Đặc tính

Do khung kết cấu đã có sẵn nên các động thái can thiệp kiến trúc cần cân nhắc cẩn trọng.
Nhắm tối đa hoá các góc nhìn, kết nối giữa không gian nội thất với cảnh quan xung quanh, toàn hộ hàng lang được cải tạo trở nên liên tục, thống gió tốt hơn. Hệ thống lam bao che theo phương vị đứng với tỉ lệ, nhịp điệu khác nhau, tạo nên các lớp không gian tiếp biến trên mặt đứng công trình.
Các tuyến cây xanh nhấn mạnh khối tích công trình theo phương ngang, đồng thời mang thiên nhiên vào sâu trong công trình.